Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM (Ảnh: Hoàng Lê).
Bệnh nhân được hồi sức tích cực, thở máy, lọc máu, sử dụng kháng sinh và thuốc vận mạch. Tuy nhiên tình trạng nặng, bệnh nhân đã tử vong sau 6 giờ nhập viện.
Ngay sau khi nhận được thông tin, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố đã phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Bình Chánh và Trạm Y tế xã Đa Phước đến nhà bệnh nhân để điều tra người tiếp xúc và thực hiện các biện pháp xử lý, phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định.
Kết quả điều tra ghi nhận bệnh nhân đang sống cùng chồng tại một nhà trọ ở xã Đa Phước, huyện Bình Chánh và làm công nhân tại một công ty ở tỉnh Long An.
Kết quả điều tra cũng ghi nhận có 2 người tiếp xúc gần với bệnh nhân, cả 2 người đều chưa có triệu chứng nghi ngờ bệnh, đã được nhân viên y tế cấp kháng sinh dự phòng và hướng dẫn tự theo dõi sức khỏe, theo hướng dẫn của Bộ Y tế về giám sát và phòng, chống bệnh do não mô cầu.
Đồng thời, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố đã kích hoạt quy trình chia sẻ thông tin dịch bệnh giữa các tỉnh liên kết vùng để thông báo cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Long An phối hợp điều tra dịch tễ.
Bệnh do não mô cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn não mô cầu (Neisseria meningitidis) gây ra, thường gặp ở lứa tuổi trẻ và có khả năng gây thành dịch.
Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, chủ yếu qua việc tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh do hít phải dịch tiết mũi, hầu, họng bắn ra (người bệnh và người lành mang trùng) và dễ gây thành dịch lớn.
Bệnh do não mô cầu là bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Bệnh có các thể lâm sàng như: Viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, viêm khớp, viêm màng ngoài tim... Trong đó, viêm màng não mủ và nhiễm khuẩn huyết là thường gặp hơn.
Bệnh thường để lại di chứng nặng nề như chậm phát triển tinh thần, điếc, liệt với tỷ lệ 10-20%. Tỷ lệ tử vong có thể lên tới 8-15%.
Trong cộng đồng, tỷ lệ người mang vi khuẩn không có triệu chứng lâm sàng (người lành mang trùng) ở mũi, hầu, họng là 5-25%. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn tại khu vực ổ dịch.
Bệnh thường xảy ra ở nơi tập trung đông người (nhà trẻ, trường học, ký túc xá, doanh trại...), người bị suy giảm miễn dịch hoặc đồng nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Tại nước ta, bệnh lưu hành và được ghi nhận rải rác tại nhiều địa phương, thường gặp vào mùa đông - xuân.
Để phòng bệnh do não mô cầu, ngành y tế khuyến cáo người dân trong cộng đồng, đặc biệt tại những vùng có dịch lưu hành:
- Thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.
- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, luyện tập, nâng cao thể trạng.
- Thực hiện tốt vệ sinh, thông khí nơi ở, nơi làm việc.
- Chủ động tiêm vaccine phòng bệnh tại các cơ sở y tế.
- Khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
" alt=""/>TPHCM: Một phụ nữ tử vong do não mô cầuThứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại hội nghị (Ảnh: ĐT).
"Việt Nam có tiềm lực lớn về vùng nguyên liệu, nguồn nhân lực, Bộ Y tế đề xuất trong các quy định sửa đổi, ưu tiên cho việc sản xuất thuốc tại Việt Nam, bao gồm việc ưu tiên cấp giấy phát hành, ưu tiên nằm trong danh sách thuốc được ban hành…", Thứ trưởng Bộ Y tế thông tin.
Dự kiến trong tháng 10 tới đây, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược sẽ tiếp tục được Quốc hội thảo luận, xem xét. Nếu được thông qua, Luật Dược sửa đổi sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bệnh viện và người bệnh.
Hiện Bộ Y tế rà soát, sửa đổi Luật Dược để trình Quốc hội xem xét, trong đó tập trung các nội dung thu hút đầu tư phát triển các hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ, sản xuất hoặc chuyển giao công nghệ.
Mục tiêu nhằm sản xuất dược chất, thuốc mới, thuốc biệt dược gốc, thuốc hiếm, thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc generic...của các tập đoàn dược phẩm nước ngoài tại Việt Nam nhằm chủ động, phát triển bền vững sản xuất trong nước.
Theo PGS.TS Lê Văn Truyền, nguyên Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc (Bộ Y tế), sửa đổi Luật Dược lần này có thể đạt được mục tiêu là thể chế hóa được các chủ trương chính sách của Chính phủ để phát triển ngành dược từ nay đến năm 2030, đặc biệt đến 2045.
Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 đặt ra các mục tiêu: Phát triển ngành dược Việt Nam ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sẵn có để sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại...
Chiến lược này cũng đặt mục tiêu Việt Nam hướng tới trở thành trung tâm sản xuất gia công/chuyển giao công nghệ các thuốc biệt dược gốc của khu vực ASEAN, phấn đấu phát triển nền công nghiệp dược trong nước đạt cấp độ 4 theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới.
Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước giai đoạn 2030-2045 đã được Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, hướng tới mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài để sản xuất thuốc phát minh còn bản quyền, thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc generic có dạng bào chế công nghệ cao, vaccine, sinh phẩm tham chiếu, sinh phẩm tương tự...
Theo lãnh đạo Bộ Y tế, hội thảo này là cơ hội để Bộ Y tế tìm hiểu, tiếp nhận các ý kiến để việc hoàn thiện các văn bản định hướng như sửa đổi Luật Dược và các văn bản hướng dẫn để đảm bảo tính phù hợp, khả thi và đúng chủ trương của Chính phủ.
Các chuyên gia tham dự hội thảo đưa ra những phân tích, góc nhìn khách quan về thực trạng đổi mới sáng tạo ngành y dược Việt Nam; về các xu hướng phát triển mới trong khu vực và trên thế giới; về tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo đối với sự phát triển bền vững ngành y dược trong giai đoạn mới, những bài học kinh nghiệm từ các nước...
" alt=""/>Thêm nhiều đề xuất ưu tiên cho sản xuất thuốc trong nướcChỉ 5 phút sau khi được kỹ thuật viên chích chất làm đầy vào mũi, bệnh nhân bắt đầu bị sưng phù mặt, sụp mí mắt, da vùng mũi và trán có vết bầm ngày càng lan rộng. Nghĩ là phản ứng bình thường của cơ thể, chị D. về nhà nghỉ ngơi. Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe của chị ngày càng xấu, thị lực mắt trái giảm dần, chỉ nhìn thấy lờ mờ.
Người bệnh đến Bệnh viện Trưng Vương thăm khám trong tình trạng mặt sưng phù. BS-CKII Lê Hồng Hà, khoa Mắt cho biết: Qua thăm khám ghi nhận vùng da mi, mắt, mũi có dấu hiệu hoại tử; thị lực mắt trái lờ mờ nhìn không rõ chi tiết. Mắt trái sụp mi hoàn toàn, vận động nhãn cầu bị hạn chế, xuất huyết kết mạc, phù giác mạc.
Bệnh nhân bị biến chứng tắc mạch do chất làm đầy gây ra. Nữ bệnh nhân còn may mắn vì còn tỉnh táo, không bị yếu liệt tứ chi. Chị đang được điều trị nội khoa tích cực, tuy nhiên tiên lượng khả năng hồi phục rất khó. “Nếu không đáp ứng với điều trị, mắt trái sẽ hoại tử, mù lòa, buộc phải múc bỏ nhãn cầu”, BS Hồng Hà cho hay.
Tắc mạch do tiêm chất làm đầy, tiêm silicon là tai nạn thường gặp ở người đi làm đẹp tại những cơ sở thẩm mỹ không phép, hoặc cơ sở thẩm mỹ yếu kém chuyên môn, thiếu phương tiện hỗ trợ kỹ thuật. Từ tai nạn trên, bác sĩ cảnh báo những người có nhu cầu làm đẹp nên cân nhắc khi tới các thẩm mỹ viện, Spa. Để tiêm filler, hoặc thực hiện các kỹ thuật làm đẹp khác nên lựa chọn bệnh viện, cơ sở thẩm mỹ có uy tín thương hiệu, có bác sĩ đảm bảo tay nghề đã được cấp phép để tránh rủi ro, tiền mất tật mang.
Vân Sơn
" alt=""/>Nâng mũi làm đẹp, nữ bệnh nhân nguy cơ múc bỏ mắt